Kể từ lúc ChemVN chuyển nhà đến nay nay, ChemVN đã được tái đầu tư rất nhiều tiền và công sức vào nội dung và đội ngũ quản trị kế cận nhưng thực tế số lượng “đọng lại” như “Đãi cát tìm vàng” một số thành viên khi cảm thấy đủ lông đủ cánh “bay đi” mất mang theo những ý tưởng, những kinh nghiệm đã tích lũy được thậm chí cả dữ liệu của ChemVN.
Những tri thức mà các thành viên nhận từ quá trình đào tạo trao đổi và kèm cặp có mang lại giá trị cho ChemVN hay không thì chưa tính toán được. Sự lãng phí còn thể hiện rất rõ khi lượng thời gian các mod và những thành viên tích cực bỏ ra để tìm kiếm những “tri thức mới” mà thực tế đã tồn tại ở chemvn là rất lớn. Mỗi thành viên đều có một kế hoạch phát triển cá nhân tại chemvn, đây là điều mà chemvn không cấm. Ngoài việc theo định hướng chung của tổ chức, các thành viên đều được quyền tự lựa chọn một lĩnh vực phù hợp tại chemvn để phát triển bản thân, lựa chọn cho mình những đầu sách để bổ xung cho chuyên môn. Nhưng chính quá trình này ChemVN đã chưa kiểm soát hết được các thành viên làm gì, đọc gì và quan trọng hơn những tri thức mà các thành viên tích lũy được chưa được quy trình hóa, cấu trúc hóa và biến thành tài sản công ích chung của diễn đàn, gia tăng giá trị cho diễn đàn. Điều này không phải chỉ xảy ra tại ChemVN mà nó cũng là nỗi trăn trở cho các tổ chức mạng tri thức , các doanh nghiệp VN thậm chí cả các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới. Các nhà điều hành trong quản trị đều biết “Khả năng học tập và chuyển những điều đã học thành hành động nhanh chóng của một tổ chức là lợi thế cạnh tranh sau cùng của họ”. Tôi cũng có một kinh nghiệm cũng muốn chia sẻ rằng: “Cách đây bốn năm, khi làm tại công ty chuyên sản xuất sản xuất sơn epoxy, chúng tôi khám phá ra rằng mình đánh mất một số quy trình sản xuất thử nghiệm sơn tự làm sạch. Chúng tôi cần những quy trình này làm cơ sở cho việc xây dựng một quy trình sản xuất hoàn chỉnh trong giai đoạn kế tiếp. Người quản lý phòng dữ liệu thời đó đã nghỉ hưu non và chúng tôi phải gọi về nhà anh ta để xem có biết các bản ghi quy trình để ở đâu. Anh ta chỉ cho chúng tôi đến gặp một nhân viên phòng thí nghiệm và người này may mắn còn làm việc cho một công ty là bạn hàng thân của chúng tôi. Chắc chắn người này còn giữ các bản ghi chép nháp về quy trình. Nói cho chính xác anh ta là người duy nhất trên thế giới có các bản ghi chép thô của công ty”….Điều này cũng có xảy ra ở ChemVN, hàng ngày nhiều thành viên vẫn vào diễn đàn yêu cầu tài liệu và download về để phát triển chuyên môn của riêng họ nhưng những gì tích lũy được lại do các cá nhân nắm giữ mà không cập nhật cho các thành viên khác. Một số thành viên “ra đi” mang theo cả những kinh nghiệm tích lũy được...đó là tổn thất và mất mát lớn của diễn đàn.
Với số lượng thành viên hiện tại của ChemVN khoảng trên 16 000 với lượng gia tăng trung bình 3000 thành viên/ một năm nhưng chỉ có tỷ lệ 2% số lượng thành viên tích cực đóng góp, phản hồi… Điều gì có thể tác động tốt hơn đến sự đóng góp này? Phải chăng năm 2008 vừa qua ChemVN mới nhận ra điều này khi quyết định offline để tìm hướng nghiên cứu, áp dụng và triển khai quản trị tri thức tại ChemVN.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Các mod và thành viên tích cực, có được danh hiệu đó thì họ đã có đóng góp cho diễn đàn. Nhờ những nỗ lực tìm hiểu kiến thức và trao đổi trong lúc đóng góp thì học phát triển được cái đầu. Đó là nỗ lực của tự bản thân họ. Và khi đã thấy đủ thì họ ra đi, mình thấy điều này là bình thường, không có gì sai. Và đọc thì thấy lời văn của Teppi cho rằng như vậy là sai.
Trả lờiXóa