16 thg 10, 2009

Những câu chuyện từ bó đũa

Nhận thấy hai cậu con trai tối ngày cứ cãi cọ nhau không ai chịu ai, cũng không chịu hợp tác giải quyết công việc bị người ta chê cười gây chia rẻ và lợi dụng, người cha bèn gọi lại và đưa ra một bó đũa. Ông bào hai con hãy bẽ gãy bó đũa đó. Hai anh con trai lực điền lần lượt từng người cầm lấy bó đũa bặm môi trợn mắt đỏ mặt tía tai ra sức bẻ bó đũa. Bẻ hoài cũng chẳng xong. Người cha bảo hai anh tháo sợi thun cột bó đũa ra mà bẻ từng chiếc. Hiển nhiên, hai anh bẻ được. Tới đó, ông cha ôn tồn bảo:

"Hai con mỗi người như từng chiếc đũa vậy. Nếu đoàn kết như sợi thun buộc đũa, thì khó lòng ai có thể chia rẽ lợi dụng được."

Hai chàng nghe thấy thế xấu hổ và xin lỗi với cha. Từ đó họ đoàn kết hơn, gắn kết hơn trong mọi công việc.

Lần khác, ngồi trong nhà, người cha ngó ra thấy hai anh con trai đang hì hục xoay vần với pallet chứa hơn 20 két bia để chuyển nó qua cánh cổng hẹp đưa vào sân nhà. Ông bước ra và cũng gọi hai con vào nghỉ uống nước lấy hơi một lát. Ông cũg lại đưa ra bó đũa hôm nào. Anh con trai thấy vậy liền nói:"Bó đũa này nếu ba kêu con bẻ thì chắc chắn là không bẻ được cả bó rồi!" Ông mỉm cười nói:" Đúng vậy. Nếu con tháo thun ra thì đũa có thể bẻ được".Các anh chợt tỉnh ra,ùng nha ồ lên một tiếng. Họ hiểu người cha muốn chỉ họ điều gì. Sau một phút ngồi uống nước, hai anh trở lại công việc. Cái pallet chất đầy két bia được tháo đai. Lần lượt từng két bia được đưa qua cổng dễ dàng thay vì phải đẩy cả pallet qua.

Qua câu chuyện nói trên, phải cảm ơn người cha tâm lý đã giúp chúng ta học được ba nguyên lý chính yếu trong phương pháp học và tư duy. Sự đồng tâm hiệp lực. Nguyên tắc chia nhỏ. Nguyên tắc vận dụng sự đối lập.Ngẫm đi ngẫm lại thấy thật chí lý.

Trong thời buổi thông tin toàn cầu, cái gì chúng ta cũng có thể kiếm ra nhưng sức người có hạn, làm sao mà hiểu hết, nghe hết, làm hết, biết hết, phân biệt được hết. Thông tin thì vàng thau lẫn lộn. Chỉ có làm việc trong một đội nhóm đoàn kết, việc chia sẻ thông tin mới trở nên là hũu hiệu về nhiều mặt (thông tin đa dạng nhưng có thể kiểm chứng, kinh nghiệm và độ tin cậy, tư duy suy luận từ các thành viên). Keo gắn kết chúng ta chính là sự đoàn kết cùng cam kết một chí hướng- kết nối những niềm tin đam mê khoa học sáng tạo và thực tiển. Đấy là điều các bạn và tôi có thể thấy rõ nhất.

Trong chúng ta, ắt hẳn có lần, chúng ta than rằng công việc hay đề tài nhận về sao mà khó quá, nhiều quá, phức tạp quá! Vâng, đây chính là lúc chúng ta có thể dừng lại mình và xem lại công việc phức tạp này, đồ sộ đấy có thể được chia ra từng phần nhỏ có thể giải quyết được như thế nào? Và theo sau đó chúng ta có thể chuyên tâm vào từng phần nhỏ đến khi cả công việc, cả dự án, cả đề tài được giải quyết.

Một bài toán khó, liệu nó có thể được chia ra để giải quyết cái gì trươc có thể được ( bao nhiêu ẩn số, bao nhiêu phương trình phản ứng, bao nhiêu thông số cần để tính toán trả lời cho từng câu hỏi,...)

Một đề tài thiết kế khó, liệu có thễ chia ra từng cụm thiết kế như tính toán cân bằng vật chất, tính toán năng lượng, chọn lựa thiết bị, tính toán bối trí mặt bằng, tính toán giá thành vật tư, tính toán an toàn, thông tin nào cần có cho từng cụm thiết kế, mô hình nào cần áp dụng cho từng kiểu tính toán...

Một đề tài nghiên cứu khó liệu có thể tách việc nghiên cứu thành từng thí nghiệm, phân tích, hay chọn mô hình thí nghiệm theo từng cụm yếu tố khảo sát,...

Cũng cảm ơn người cha trong câu chuyện đã giúp chúng ta thấy về cách hướng dẫn ứng dụng linh hoạt hai nguyên lý kết hợp -chia tách trên qua ví dụ bó đũa. Việc biết cách áp dụng linh hoạt các nguyên tắc đối lập như trên giúp chúng ta vượt qua ngưỡng ì tâm lý trong tư duy thực hành.

Khẩu hiệu mới cho tầm nhìn mới

Cái khẩu hiệu “ Chia sẻ kiến thức hóa học đến mọi người” của ChemVN dường như đã lạc hậu trên sân chơi của các diễn đàn nói chung và chính nó nói riêng trên xu thế phát triển của xã hội thông tin.
Nếu nói đến những năm đầu khi nó còn tá túc ở trong khuôn viên trường ĐH KHTN tp HCM, khẩu hiệu này phù hợp với bối cảnh thiếu thốn cơ sở vật chất và phương tiện tra cứu, tư vấn hỗ trợ thông tin cho sinh viên, thầy cô và những ai quan tâm dưới sự định hướng thông tin của cấp lãnh đạo của trường.
Thế nhưng, từ khi chuyển sang tự lực và cự ngụ trên đất mới, cũng chính là bắt đầu có sự bùng nổ số lượng thành viên và lượng thông tin trao đổi trên diễn đàn, các hiện tượng tiêu cực bắt đầu xuất hiện và dần diễn thành xu thế phong trào trong diễn đàn. Vì không còn sự định hướng của cấp lãnh đạo của trường, việc chia sẻ thông tin bị lợi dụng quá mức. Dần đà ChemVN đang đi dần vào con đường hoạt động thông tin không hợp pháp khi đề cập đến pháp luật về sở hữu trì tuệ và bản quyền.
Tưởng rằng khi bước ra khỏi khuôn viên trường, diễn đàn có sân chơi mở rộng ra hơn với nhiều thành viên mới, vẫy vùng tự do hơn trong hoạt động thông tin. Như dân gian có câu “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, ChemVN đang gặp phải một thách thức lớn trong vấn đề về sự phù hợp và tuân thủ luật pháp trong hoạt động thông tin của mình.Các thành viên cần được định hướng mới về sử dụng kiến thức hóa trong xã hội, ý thức vấn đề phát triển lâu bền với cần bằng môi trường, ý thức về người đóng góp tri thức hữu ích. Nó cách khác, nâng tầm tri thức hóa học, nâng tầm ý thức công dân tri thức là một công việc song đôi không thể tách rời nhau ra.
Cho nên định hướng phát triển lâu bền cho diễn đàn cần xác định rõ tiêu chí mới trong tầm nhìn rộng hơn.Khẩu hiệu nói trên xem ra rõ ràng cần phải được làm mới để phù hợp với hiện tại.

Hỏi, hỏi và hỏi...

Dạo quanh các diễn đàn, chúng ta thường thấy có 4 kiểu câu hỏi mà các thành viên thường đặt ra:
-Hỏi để làm rõ vấn đề, khúc mắc
-Hỏi để cật vấn, mang tính thách thức
-Hỏi cầu may
-Hỏi chỉ để hỏi


Hỏi để làm rõ vấn đề là những câu hỏi mang tính tích cực, thể hiện trách nhiệm, có tìm hiểu, Nhìn vào nội dung câu hỏi, người được hỏi có thể biết được người đặt câu hỏi:


- Có đầu tư vào vấn đề đang tìm hiểu: câu hỏi trình bày rõ và cụ thể nội dung cần bàn luận hay cần hổ trợ. Đồng thời trong đó nói ra rõ điểm vướng mắc mà người hỏi cần làm rõ. Thông tin của nội dung có thể có cả những so sánh, dẫn chứng và nguồn tham khảo hoặc chính phần tự luận của người hỏi.


- Thực sự có nhu cầu tìm hiểu vấn đề: Các câu hỏi được đưa ra sau đó luôn có tiếp những câu hỏi mà nội dung của nó nhằm đào sâu để làm sáng tỏ vấn đề hơn. Nói cách khác là người hỏi đã có những hiểu biết nhất định về vấn đề đã hỏi và câu hỏi tiếp theo thực sự đúng chủ đề mà họ quan tâm. Có thể thấy rõ nhất là sử dụng thuật từ chính xác hơn, câu cú chỉnh chu, logic với chủ đề trong câu hỏi tiếp theo.


- Có thiện chí trao đổi thông tin: Các câu hỏi tiếp theo mà nội dung là thông tin về kết quả tìm hiểu, thực nghiệm của người hỏi sau khi nhận được câu trả lời ban đầu và kèm theo những thắc mắc hay phân tích hoặc so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt kèm theo câu hỏi đề cập đến sự khác biệt đó.


- Biết mình, biết ta: câu hỏi chứa đựng những ngôn từ lịch sự, không có vẻ tự cao, không khen thái quá. Đặc biệt không chứa đựng lời bình phẩm cá nhân, tập trung vào nội dung phản biện và tự luận, đồng thời câu hỏi thể hiện tính đóng mở đúng chổ.


Thường gặp những câu hỏi làm rõ vấn đề đáng trân trọng như thế, không ai mà không quan tâm tới để chia sẻ và hổ trợ.

Văn hóa diễn đàn, giá trị thành viên và triết lý hành động của Chemvn qua góc nhìn Quản trị tri thức (Knowledge Management)

Kể từ lúc ChemVN chuyển nhà đến nay nay, ChemVN đã được tái đầu tư rất nhiều tiền và công sức vào nội dung và đội ngũ quản trị kế cận nhưng thực tế số lượng “đọng lại” như “Đãi cát tìm vàng” một số thành viên khi cảm thấy đủ lông đủ cánh “bay đi” mất mang theo những ý tưởng, những kinh nghiệm đã tích lũy được thậm chí cả dữ liệu của ChemVN.

Những tri thức mà các thành viên nhận từ quá trình đào tạo trao đổi và kèm cặp có mang lại giá trị cho ChemVN hay không thì chưa tính toán được. Sự lãng phí còn thể hiện rất rõ khi lượng thời gian các mod và những thành viên tích cực bỏ ra để tìm kiếm những “tri thức mới” mà thực tế đã tồn tại ở chemvn là rất lớn. Mỗi thành viên đều có một kế hoạch phát triển cá nhân tại chemvn, đây là điều mà chemvn không cấm. Ngoài việc theo định hướng chung của tổ chức, các thành viên đều được quyền tự lựa chọn một lĩnh vực phù hợp tại chemvn để phát triển bản thân, lựa chọn cho mình những đầu sách để bổ xung cho chuyên môn. Nhưng chính quá trình này ChemVN đã chưa kiểm soát hết được các thành viên làm gì, đọc gì và quan trọng hơn những tri thức mà các thành viên tích lũy được chưa được quy trình hóa, cấu trúc hóa và biến thành tài sản công ích chung của diễn đàn, gia tăng giá trị cho diễn đàn. Điều này không phải chỉ xảy ra tại ChemVN mà nó cũng là nỗi trăn trở cho các tổ chức mạng tri thức , các doanh nghiệp VN thậm chí cả các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới. Các nhà điều hành trong quản trị đều biết “Khả năng học tập và chuyển những điều đã học thành hành động nhanh chóng của một tổ chức là lợi thế cạnh tranh sau cùng của họ”. Tôi cũng có một kinh nghiệm cũng muốn chia sẻ rằng: “Cách đây bốn năm, khi làm tại công ty chuyên sản xuất sản xuất sơn epoxy, chúng tôi khám phá ra rằng mình đánh mất một số quy trình sản xuất thử nghiệm sơn tự làm sạch. Chúng tôi cần những quy trình này làm cơ sở cho việc xây dựng một quy trình sản xuất hoàn chỉnh trong giai đoạn kế tiếp. Người quản lý phòng dữ liệu thời đó đã nghỉ hưu non và chúng tôi phải gọi về nhà anh ta để xem có biết các bản ghi quy trình để ở đâu. Anh ta chỉ cho chúng tôi đến gặp một nhân viên phòng thí nghiệm và người này may mắn còn làm việc cho một công ty là bạn hàng thân của chúng tôi. Chắc chắn người này còn giữ các bản ghi chép nháp về quy trình. Nói cho chính xác anh ta là người duy nhất trên thế giới có các bản ghi chép thô của công ty”….Điều này cũng có xảy ra ở ChemVN, hàng ngày nhiều thành viên vẫn vào diễn đàn yêu cầu tài liệu và download về để phát triển chuyên môn của riêng họ nhưng những gì tích lũy được lại do các cá nhân nắm giữ mà không cập nhật cho các thành viên khác. Một số thành viên “ra đi” mang theo cả những kinh nghiệm tích lũy được...đó là tổn thất và mất mát lớn của diễn đàn.

Với số lượng thành viên hiện tại của ChemVN khoảng trên 16 000 với lượng gia tăng trung bình 3000 thành viên/ một năm nhưng chỉ có tỷ lệ 2% số lượng thành viên tích cực đóng góp, phản hồi… Điều gì có thể tác động tốt hơn đến sự đóng góp này? Phải chăng năm 2008 vừa qua ChemVN mới nhận ra điều này khi quyết định offline để tìm hướng nghiên cứu, áp dụng và triển khai quản trị tri thức tại ChemVN.

Frist insight

Chúng ta đã lãng phí phần lớn những gì chúng ta có thể sử dụng. Chúng ta không dừng lại để bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên. Chúng ta tự hào về những thành quả công nghiệp đạt được nhưng chúng ta không dừng lại để thận trọng cân nhắc cái giá mà con người phải trả.